top of page
  • Writer's picturelaiquanghoai996264

Đau đầu chóng mặt có phải là triệu chứng của tai biến?

Đau đầu chóng mặt là hiện tượng phổ biến thường xảy ra ở nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi; đôi khi nó là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bệnh tai biến.

Đối khi căng thẳng quá mức cũng gây ra tình trạng này.



Sơ lược về triệu chứng đau đầu chóng mặt gây tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là bệnh gì?

  • Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, bệnh xuất huyết não. Đây là căn bệnh gây tổn thương nghiêm trọng đến não bộ. Thậm chí nguy hiểm hơn còn gây tử vong nếu không xử lý kịp thời.

  • Bệnh tai biến hay đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến hiện nay. Người bệnh hay bị đau đầu chóng mặt hoa mắt, choáng váng... Nếu không phát hiện và phòng ngừa kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Nguyên nhân chứng đau đầu chóng mặt trong bệnh tai biến

Nguyên nhân chính gây ra tai biến mạch máu não là do người bệnh trải qua một sự thay đổi không khí đột ngột:

  • Từ nóng sang lạnh, bị gió lùa hay sau một nỗ lực cố gắng quá sức nào đó.

  • Sau khi uống rượu hoặc xúc động mạnh cũng dễ gây chứng đau đầu chóng mặt.

Do đó, thường vào những đợt rét đậm thì số bệnh nhân bị tai biến thường tăng đột biến. Số ca tử vong do tai biến trong mùa này vì thế cũng tăng cao.

Tai biến mạch máu não chia làm mấy loại

Có 2 loại tai biến mạch máu não: nhồi máu não do tắc mạch máu não hoặc chảy máu não do vỡ mạch máu. Tai biến do tắc nghẽn mạch máu thường chiếm tỉ lệ bệnh nhân nhiều hơn. Nó có thể gây tổn thương đến não bộ một phần hoặc toàn bộ, tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Điều trị như thế nào?

Bệnh tai biến hay đột quỵ có thể sử dụng thuốc chống đột quỵ để chữa trị và giảm các di chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nhận biết sớm các triệu chứng tai biến mạch máu não giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ tử vong. Đồng thời giảm nhẹ các di chứng nghiêm trọng của căn bệnh gây ra. Dưới đây là các triệu chứng bệnh xuất huyết não bạn cần biết.

Triệu chứng tai biến mạch máu não

Triệu chứng tai biến mạch máu não thường thấy nhất là hay bị đau đầu chóng mặt dữ dội. Triệu chứng này xuất hiện trên 50% số bệnh nhân.

  • Đột nhiên thấy bị đau đầu chóng mặt hoa mắt, ù tai, choáng váng. Song song với triệu chứng đau đầu chóng mặt là có thể giảm chức năng của một chi nào đó trên cơ thể. Ví dụ như một bên chân bị yếu hẳn, đứng không vững. Hay một bên tay không cầm nắm được đồ vật, nhặt đồ bị rơi một cách khó khăn.

  • Đột nhiên rối loạn ngôn ngữ. Triệu chứng này có thể xảy ra ít phút hoặc có thể kéo dài cả ngày trước khi tai biến nghiêm trọng xảy ra.

  • Đột nhiên người bệnh cảm thấy như bị kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người.

  • Xuất hiện "khoảng vắng": đôi khi bệnh nhân mất kiểm soát bản thân. Họ tự dưng quên mất mình đang nói gì. Một lúc sau mới tiếp tục được câu chuyện. Thoáng quên, thoáng điệc, mất định hướng về không gian và thời gian.

  • Rối loạn về thị lực. Đột nhiên có cảm giác như có ruồi bay trước mắt. Họ có thể mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, hoặc một trong hai bên trong giây lát.

Nhận biết tai biến mạch máu não thông qua bốn chữ C.N.G.T

Như vậy, đau đầu chóng mặt chỉ là một trong những triệu chứng thường thấy của tai biến. Tuy nhiên, không hẳn cứ đau đầu chóng mặt là bị tai biến. Người bệnh tốt nhất cần được xác định chính xác triệu chứng bệnh tai biến để kịp thời điều trị.

Để giúp người thân của bệnh nhân nhanh chóng phát hiện ra các triệu chứng tai biến mạch máu não. Một trong những cách hiệu quả đó là dựa vào bốn chữ cái C, N, G, T. Đó là từ viết tắt của bốn chữ:

  • C: yêu cầu người đó cười.

  • N: yêu cầu người bệnh nói.

  • G: yêu cầu người bệnh giơ cả hai tay lên.

  • T: yêu cầu người bệnh thè lưỡi ra.

bổ não,dha

Nếu người bệnh gặp khó khăn với một trong các trường hợp trên thì nên gọi ngay cấp cứu. Lưu ý nên nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện trong "giờ vàng". Tức là 6h ngay khi phát hiện bệnh để chữa trị kịp thời. Đồng thời giúp phòng ngừa được các di chứng nguy hiểm của bệnh có thể xảy ra.

Phòng ngừa tai biến mạch máu não như thế nào

Mặc dù bệnh tai biến mạch máu não là rất nguy hiểm tuy nhiên chúng ta có thể hoàn toàn giảm được nguy cơ bệnh nếu biết cách phòng ngừa hợp lý.

Thay đổi lối sống

  • Thực hiện một chế độ ăn uống giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo.

  • Không nên ăn nhiều các thực phầm nhiều calo nhằm làm giảm lượng lipid.

  • Tránh bị tăng huyết áp và giúp giảm lượng đường trong máu nếu bệnh nhân bị tiểu đường.

  • Tăng cường các hoạt động thể chất giúp cải thiện tình trạng tim mạch. Luyện tập cũng cải thiện tốt các yếu tố tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp, phòng ngừa nhiều bệnh khác.

Điều trị rối loạn lipid máu

  • Việc kiểm tra lipid máu định kỳ, kiểm tra chỉ số cholesterol toàn phần, LDL-C, triglycerid và HDL-C sau khi nhịn đói 10 - 12 giờ giúp phát hiện sớm nếu có nguy cơ bị tai biến.

  • Mục tiêu của việc điều trị lipid máu là LDL-C dưới 2,6 mmol/l (100mg/dl), triglycerid dưới 2,3mmol/l (200mg/dl) và HDL-C bằng hoặc trên 1,0mmol/l (40mg/dl).

  • Khi điều trị cần phải kết hợp với liệu pháp thay đổi lối sống. Đồng thời cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và giá thành cũng như tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc.

Kiểm soát chỉ số huyết áp

  • Bệnh tăng huyết áp rất hay gặp ở những người lớn tuổi. Điều trị tăng huyết áp cũng là một trong những cách giúp phòng ngừa được bệnh tai biến và bệnh tim mạch hiệu quả. Mục tiêu của việc điều trị tăng huyết áp nhằm đạt chỉ số huyết áp dưới 140/ 90mgHg.

  • Điều quan trọng nhất trong điều trị cao huyết áp là đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu. Có thể tham khảo cách đo huyết áp để kiểm tra huyết áp thường xuyên. Khi sử dụng thuốc hạ huyết áp, nên bắt đầu với thuốc liều thấp hoặc phối hợp các nhóm thuốc liều thấp để đạt hiệu quả điều trị mà ít chịu tác dụng phụ của thuốc.

Phòng ngừa tình trạng đông máu

Đông máu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch. Điều trị bằng aspirin với liều điều trị cao nhưng ít tác dụng phụ nhất giúp phòng ngừa tiên phát và thứ phát cho các bệnh nhân bị nhồi máu não. Những người có nguy cơ cao hay người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu hoặc bệnh tim mạch cần được điều trị bằng aspirin 75 - 100mg/ngày. Nếu người bệnh dị ứng aspirin, có thể thay thế bằng clopidogrel 75mg/ngày.

6 views0 comments
bottom of page